LONG NHÃN HƯNG YÊN
Ai ở Hưng Yên cũng rất tự hào về câu ca:
“Dù ai buôn Bắc bán Đông
Đố ai quên được Nhãn lồng Hưng Yên”
Long nhãn Hưng Yên là đặc sản trứ danh của vùng đất này. Đến mức nhà bác học Lê Quý Đôn từng mô tả: “Cho vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Quả này thậm chí còn được đem tiến vua nên gọi là “Vương giả chi quả”.
Nhãn lồngHưng Yên không chỉ là loại trái cây ăn chơi, nó còn là bài thuốc an thần, bổ huyết cực tốt.
Trong tác phẩm y học cổ xưa nhất của Trung Quốc còn lại tới nay là cuốn “Thần nông bản thảo kinh” có nói: Long nhãn chủ trị “ngũ tạng tà khí, an thần, kích thích tiêu hóa, trừ độc do côn trùng đốt, diệt 3 loại sâu bọ. Cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân viết: “long nhãn vị ngọt, bổ tỳ vị, bổ hư, tăng cường trí tuệ“. Danh yTrương Tích Thuần đã khái quát công dụng của Long nhãn là: “Bổ tâm huyết, tâm khí, tỳ huyết, khỏe tỳ vị, chữa lo lắng quá độ, thương tổn tâm lý, hồi hộp mất ngủ, tiêu chảy do tỳ hư“.
Long nhãn – Hưng Yên nổi tiếng với nhãn lồng, loại quả ‘tiến vua’ thời xưa. Cây nhãn được trồng ở rất nhiều nơi, nhưng riêng cây nhãn được bồi dưỡng bởi thổ nhưỡng của vùng đất Hưng Yên lại mang hương vị thơm ngon ngọt một cách đặc trưng. Trở thành sản phẩm đặc sản của tỉnh, tạo nên thương hiệu “nhãn lồng Hưng Yên” cho đến tận thời nay.
Long nhãn Hưng Yên VIP – Cơ sở Mai Cừ
Công dụng:
- Chống lão hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh, não bộ.
- Giúp sáng mắt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt đặc biệt là đục thủy tinh thể.
- Tăng sự đàn hồi của mạch máu, giúp lưu thông máu tốt hơn đến não và các chi.
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng khuẩn, ức chế nha bào của nấm, kháng phóng xạ.
- Ngăn ngừa quá trình lão hóa da, phòng ngừa ung thư cùng các bệnh về tim mạch, huyết áp.
- Kích thích tiêu hóa, an thần.
- Thuyên giảm tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Bảo quản: Sau khi dùng đóng nắp kín, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh mặt trời.
Lưu Ý:
- Không nên ăn long nhãn trong khi đói, nên ăn sau khi ăn từ 1 – 2 giờ, nếu không sẽ gặp phải các triệu chứng như xót ruột, bụng cồn cào, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
- Không nên quá lạm dụng dược liệu mà cần phải dùng với liều lượng thích hợp.
- Những đối tượng sau không nên sử dụng dược liệu: Người bị các chứng bụng ngực đầy trướng, nấc, ho, sốt, nhiều đờm, dịch xuất tiết, nôn thổ, người ăn uống đình trệ, ngoài cảm, trong có uất hỏa, người bị nóng trong kèm các triệu chứng mẩn ngứa, táo bón, nổi mụn nhọt.
- Phụ nữ có thai, người bị nổi mề đay, cảm mạo, uất hỏa, đầy bụng, tiểu đường, béo phì thừa cân không nên dùng.
- Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi dùng vẫn cần hỏi ý kiến các bác sĩ, người có chuyên môn.
- Không nên dùng dược liệu bị nấm mốc, hư hỏng. Ngoài ra, người dùng cũng nên mua dược liệu ở các địa chỉ bán hàng uy tín, tránh sản phẩm kém chất lượng gây hại đến sức khỏe.
- Nếu xuất hiện những dấu hiệu bị mẫn cảm, bất thường cần ngưng sử dụng và đến khám tại các cơ sở y tế.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.