Mật ong kết tinh và quan điểm sai lầm:
Những người chưa có kinh nghiệm, chưa tìm hiểu kỹ sẽ thường đánh giá một cách chủ quan rằng mật ong bị đóng đường, kết tinh là mật ong dởm, kém chất lượng, mật ong giả và không thể sử dụng được nữa.
Tuy nhiên, đó là những sai lầm trong cách sử dụng mật ong lâu nay. Quan điểm về mật ong kết tinh như vậy là hoàn toàn sai. Dựa vào những kinh nghiệm từ thực tế cùng các tài liệu nghiên cứu khoa học khác, hiện tượng kết tinh của mật ong tạo những lớp đục trắng như sú bột chính là những dấu hiệu đầu tiên chứng minh đấy là mật ong nguyên chất.
Mật ong kết tinh là gì?
Mật ong kết tinh hay còn gọi là mật ong bị đóng đường, mật ong kết tủa, đây là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng thông thường sang dạng hạt, có cả hạt mịn và hạt to thô. Ví dụ như mật hoa Cúc Quỳ, mật Cao Su… kết tinh sẽ cho hạt to. Còn mật ong hoa cafe, mật ong rừng, cỏ lào… thì sẽ kết tinh thành các hạt nhỏ, trung bình hoặc dạng mịn như phù sa.
Tùy theo loại mật mà mật ong sẽ có nhiều hình dạng kết tinh khác nhau, có loại sẽ ở đáy chai, có loại sẽ miệng chai, hoặc là cả phần đáy và chai.
Tại sao mật ong bị kết tinh?
Mật ong thực chất chính là hỗn hợp tự nhiên của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrate, mật ong chủ yếu là khoảng 38,5% đường FRUCTOSE và đường GLUCOSE là khoảng 31,0%. Chính vì vậy mà mật ong được xem là dung dịch nước đường đặc hơn nhiều so với đường thông thường, khoảng 75%-80% nên nó rất dễ bị kết tinh.
Đặc biệt khi hàm lượng đường GLUCOSE có trong mật ong (từ 35-40%) bị tách nước sẽ tạo thành kết tủa dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh. Điều này làm cho mật ở dạng lỏng sẽ chuyển dần sang dạng mịn phù sa rồi dạng hạt. Vì vậy mật ong nào mà có hàm lượng đường GLUCOSE càng cao thì sẽ càng dễ bị kết tinh hơn.
Mật ong kết tinh có tốt không?
Câu trả lời là hoàn toàn CÓ!
Những loại mật càng nguyên chất, chưa qua các bước xử lý công nghiệp thì sẽ càng dễ kết tinh hơn. Vì lúc này lượng đường trong mật ong còn nguyên vẹn thành phần, khi phản ứng với các yếu tố từ môi trường sẽ dễ kết tủa và đóng đường hơn.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, người tiêu dùng không ngần ngại, thậm chí hài lòng khi mua được mật ong kết tinh vì họ biết đây là một trong những yếu tố cho thấy mật tự nhiên, không qua chế biến sâu. Thậm chí có nhiều sản phẩm mật ong kem (creamy honey) được phát triển ra nhờ tận dụng tính chất lắng đường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố làm thay đổi hầu hết các loại thực phẩm, không riêng gì mật ong.
- Dưới 5 độ C: Mật Ong sẽ rất khó kết tinh. Ví dụ như để vào ngăn đá của tủ lạnh, nếu là mật thật thì nó chỉ đặc và dẻo lại như mạch nhau, chứ không kết tinh. Còn với những mật ong pha đường, mật ong đã qua xử lý thì sẽ bị đông cứng như đá.
- Từ 6-20 độ C: Mật Ong rất dễ bị kết tinh. Ví dụ như để vào ngăn mát của tủ lạnh, hoặc thời tiết mùa Đông của miền Bắc nước ta. Lúc này mật thật bạn sẽ thấy bị kết tinh trắng từ đáy và lan dần lên phía trên.
- Trên 27 độ C đây là ngưỡng làm cho các kết tinh của mật ong bị tan chảy. Nếu bảo quản ở nhiệt độ này, mật sẽ không bị kết tinh, ở dạng lỏng thông thường. Nhưng lưu ý, không nên bảo quản ở nhiệt độ quá cao, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật.
Nguồn mật hoa
Đây là yếu tố quan trọng thứ hai trong việc quyết định mật ong bị kết tinh nhanh hay chậm. Ví dụ như mật ong hoa nhãn hay hoa cà phê sẽ rất chậm bị kết tinh. Ngoài ra có một số loại hoa cho mật có khả năng kết tinh cực kỳ nhanh, ví dụ mật hoa cúc quỳ, hoa keo,…
Lượng nước có trong mật ong
Bản chất mật ong là một dung dịch đường quá bão hòa nên loại mật ong có lượng nước càng thấp thì sẽ càng nhanh kết tinh hơn và ngược lại. Mật càng lỏng sẽ càng dễ kết tinh hơn. Đây cũng là lý do giải thích khoa học vì sao mật ong nguyên chất thì sẽ dễ có lớp kết tinh hơn là mật ong thường, mật ong pha đường, mật ong pha nước.
Hàm lượng đường glucose có trong mật ong
Theo các nghiên cứu thì khi tỷ lệ đường glucose/fructose càng cao thì mật sẽ kết tinh rất nhanh. Và ngược lại, nếu tỉ lệ này càng thấp thì kết tinh càng chậm và thậm chí là không có hiện tượng kết tinh.
Trên thực tế, mỗi cây sẽ cho lượng đường khác nhau, chính vì vậy mà mật của hoa cây nào sẽ có tỷ lệ hàm lượng đường khác nhau, dẫn đến độ kết tinh cũng khác nhau.
Phấn hoa lẫn trong mật
Đối với các loại mật ong chưa qua xử lý hay còn được biết đến là mật ong nguyên chất thường sẽ còn lẫn lại một ít phấn hoa. Các hạt phấn và phân tử phấn hoa li ti trong mật ong chính là một yếu tố kích thích sự kết dính, gây nên tình trạng kết tinh của Mật mà chúng ta thường thấy.
Mật ong bị đường phải làm sao?
Trường hợp mật ong chỉ kết tinh 1 phần ở dưới đáy chai mọi người cứ dùng bình thường phần ở trên không bị kết tinh. Còn phần bên dưới bị kết tinh thì mình dùng trong các món có nhiệt độ cao, có nước mật sẽ tan ra.
Trường hợp mật ong kết tinh cả chai thì để nguyên chai vào nước ấm (khoảng 70 độ C), không để nước tràn vào mật. Sau 1 thời gian mật sẽ tan ra và mình sử dụng bình thường
MẬT ONG NÀO KHÔNG BỊ KẾT TINH
Những loại mật ong không kết tinh hoặc châm kết tinh là do hàm lượng đường FRUCTOSE có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt sắc hơn! Vì độ ngọt của đường FRUCTOSE là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ – Sucrose) bằng 1, của GLUCOSE là 0,6 còn của FRUCTOSE là 1,5). Ví dụ như mật nhãn, vải, tràm….và một số loại mật khác khi có hàm lượng nước cao cũng không thấy kết tinh. Và Mật Ong đã qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh
LOẠI MẬT ONG |
KHẢ NĂNG KẾT TINH |
MẬT ONG RỪNGĐầu & giữa mùa (tháng 3, 4, 5) | C |
MẬT ONG RỪNGCuối mùa (tháng 6) | Rất khó bị kết tinh. Mật cuối mùa (tháng 6), tức là ong đã ăn gần hết mật, chuẩn bị rời tổ. Chỉ còn sót lại 1 ít. Mật Có màu đen. |
Mật Hoa Vải |
K |
Mật hoa Nhãn |
K |
Mật hoa Cúc Quỳ |
C |
Mật hoa Cỏ Lào |
C |
Mật hoa Bạc Hà | C |
Mật hoa Cao Su | C |
Mật Ong Hoa Tràm |
K |
*(C): Bị kết tinh; (K) Không hoặc rất khó bị kết tinh |
MẬT ONG GIẢ CÓ BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG KHÔNG?
Có nhiều người làm mật ong giả bằng cách nấu nước đường với phèn chua rồi pha thêm một ít mật ong cho có mùi. Mật giả thường loãng nên không kết tinh. Nhưng nếu nấu đặc thì có kết tinh nhưng lớp kết tinh chỉ lắng xuống dưới đáy chai một lớp mỏng có đặc điểm sau:
- Các hạt kết tinh của mật ong giả rất cứng, đóng thành cục rất cứng dưới đáy chai.
- Rất khó tan khi xử lý bằng cách ngâm nước nóng.
Đối với những chai mật bị kết tinh mà nghi ngờ là mật giả, chỉ cần đặt vào chậu nước nóng, thay nước vài lần, nếu mật ong thật thì lớp kết tinh sẽ tan ra thành trạng thái lỏng như mật ong. Còn nếu là đường, không thể tan Còn kết tinh của mật ong tự nhiên thì mềm, khi cho vào miệng các hạt kết tinh dễ dàng tan ra.
Cách xử lý mật ong bị kết tinh
Để làm tan mật ong kết tinh bạn dùng nước ấm để làm tan mật ong từ thể kết tinh sang dạng lỏng.
Tùy vào vị trí phần kết tinh của chai mật ong, chúng ta có 2 cách xử lý như sau:
- Nếu mật bị kết tinh dưới đáy chai: Cho chai mật ong kết tinh vào trong chậu, đổ nước ấm (dưới 70 độ C) ngập phần mật bị kết tinh.
- Nếu mật bị kết tinh ở giữa, ở miệng, hoặc toàn bộ chai: Đặt chai mật nằm ngang trong chậu, chú ý vặn chặt nắp. Đổ nước đổ nước ấm (dưới 70 độ C) ngập chai. Thi thoảng xoay đều cho hơi nóng lan tỏa đều trong chai mật.
KẾT LUẬN: Mật Ong nếu bị kết tinh, hay đóng đường là phản ứng hóa học tự nhiên của Mật. Đây chính là 1 trong những đặc điểm để nhận biết mật ong thô, tươi và nguyên chất. Các anh chị đừng lo lắng khi nghĩ rằng mật ong bị đóng đường là mật ong dởm, bởi chính phương Tây, nơi nền khoa học phát triển hơn rất nhiều họ cũng khuyên rằng, mật ong bị kết tinh (Crystallized Honey) mới chứng tỏ là mật ong tốt
Lưu ý:
- Bảo quản mật ong ở nhiệt độ thường, không bảo quản mật ong trong tủ lạnh
- Tuyệt đối không đun mật kết tinh trong nước sôi, không sử dụng lò vi sóng, không phơi mật bị kết tinh dưới ánh nắng trực tiếp để tránh làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của mật ong.